Hotline: 0983 500 499 Thứ 3, ngày 19 tháng 7 nam 2016 | 10:35:58

HỎI ĐÁP VỀ THỪA PHÁT LẠI

Ngày đăng: 18-07-2016 Lượt xem: 2356 Danh mục: Tư vấn pháp lý
HỎI ĐÁP CHUNG VỀ THỪA PHÁT LẠI


Hỏi:
Thừa phát lại là gì?

Trả lời:


 Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định 61/2009/NDCP và pháp luật có liên quan.

Hỏi:
Vi bằng là gì?

Trả lời:

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Hỏi:
Tống đạt là gì?

Trả lời:

Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật.

Hỏi:
Thừa phát lại được làm những công việc gì?

Trả lời:

1. Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

4. Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

Hỏi:
Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về việc đảm bỏa hiệu lực hoạt động của thừa phát lại như thế nào?

Trả lời:

 Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.

Hỏi:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối trái pháp luật yêu cầu của Thừa phát lại thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối trái pháp luật yêu cầu của Thừa phát lại thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại nếu có.

Hỏi:
Nhiệm vụ, quyền hạn của thừa phát lại được quy định như thế nào?

Trả lời:

1. Trung thực, khách quan khi thực hiện công việc; nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; quy chế tổ chức, hoạt động và đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.

2. Khi thực hiện công việc về thi hành án dân sự, Thừa phát lại có quyền như Chấp hành viên quy định tại Điều 20 của Luật thi hành án dân sự, trừ khoản 9, khoản 10 và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Riêng việc cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng bảo vệ, áp dụng quy định tại Điều 40 của Nghị định 61/2009/NĐCP.

Hỏi:
Thừa phát lại không được làm những việc gì?

Trả lời:

1. Không được tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

2. Thừa phát lại không được đòi hỏi bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.

3. Trong khi thực thi nhiệm vụ của mình, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

4. Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Hỏi:
Chi phí thực hiện công việc của thừa phát lại được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại phải được ghi nhận trong hợp đồng giữa văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu.

Hỏi:
Chi phí lập vi bằng và xác định điều kiện thi hành án được quy định như thế nào?

Trả lời:

Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án do người yêu cầu và văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc.

Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu có thể thỏa thuận thêm về các khoản chi phí thực tế phát sinh gồm: chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin nếu có; tiền bồi dưỡng người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác nếu có.

 
Hỏi:
Văn phòng Thừa phát lại là gì?

Trả lời:

-Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại

  - Tên gọi văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phần tên riêng liền sau. Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu thực hiện theo quy định của pháp luật.

Hỏi:
Tổ chức văn phòng Thừa phát lại gồm những ai?

Trả lời:

- Trưởng văn phòng phải là Thừa phát lại là người đại diện theo pháp luật của văn phòng Thừa phát lại.

- Thừa phát lại là thành viên sáng lập, trong trường hợp nhiều người cùng tham gia thành lập văn phòng Thừa phát lại; Thừa phát lại làm việc theo hợp đồng tại văn phòng Thừa phát lại.

- Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại là nhân viên văn phòng Thừa phát lại giúp Thừa phát lại thực hiện các công việc nghiệp vụ pháp lý. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 6 Điều 10 của Nghị định 61/2009/NĐ-CP.

- Nhân viên kế toán;

- Nhân viên hành chính khác (nếu có).

Hỏi:
Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành, chế độ tài chính của văn phòng Thừa phát lại được quy định như thế nào?

Trả lời:

Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành, chế độ tài chính của văn phòng Thừa phát lại thực hiện theo quy định của Nghị định này, trong trường hợp Nghị định này không quy định thì áp dụng quy định của Luật Doanh nghiệp.

Hỏi:
Điều kiện thành lập văn phòng Thừa phát lại được quy định như thế nào?

Trả lời:

Việc thành lập văn phòng Thừa phát lại phải có các điều kiện sau:

- Trụ sở văn phòng Thừa phát lại có diện tích bảo đảm cho hoạt động, cho việc lưu trữ tài liệu và thuận tiện cho khách hàng; có các điều kiện vật chất cần thiết khác để hoạt động.

- Tổ chức bộ máy theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 61/2009/NĐCP

Hỏi:
Thủ tục thành lập văn phòng Thừa phát lại

Trả lời:

- Thừa phát lại thành lập văn phòng Thừa phát lại phải có hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng Thừa phát lại gửi Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh để trình Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Hồ sơ gồm có:

+ Đơn đề nghị thành lập văn phòng Thừa phát lại;

+ Đề án thành lập văn phòng Thừa phát lại, trong đó nêu rõ về sự cần thiết thành lập; dự kiến về tổ chức, tên gọi; bộ máy giúp việc, trong đó nêu rõ số lượng, chức danh, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị của họ; địa điểm đặt trụ sở; các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.

Kèm theo đề án phải có các tài liệu chứng minh đủ điều kiện thành lập văn phòng Thừa phát lại quy định tại Điều 16 Nghị định 61/2009/NĐCP

+ Bản sao quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại.


Hỏi:
Điều kiện để đăng ký hoạt động văn phòng Thừa phát lại được quy định như thế nào?

Trả lời:

-  Phải mở tài khoản và đăng ký mã số thuế;

- Phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi Thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;

- Các tài liệu chứng minh điều kiện thành lập hoạt động của văn phòng Thừa phát lại.

Hỏi:
Trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh?

Trả lời:

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh.

Khi đăng ký hoạt động phải có đơn đăng ký hoạt động và giấy tờ chứng minh điều kiện đăng ký hoạt động văn phòng Thừa phát lại quy định tại khoản 1 điều 18 nghị định 61/2009 NĐCP.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy đăng ký hoạt động của văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Văn phòng Thừa phát lại được hoạt động kể từ ngày Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy đăng ký hoạt động.

Hỏi:
Khi  thay đổi trụ sở, tên gọi hoặc danh sách Thừa phát lại văn phòng Thừa phát lại thì phải làm gì?

Trả lời:

- Khi thay đổi trụ sở, tên gọi hoặc danh sách Thừa phát lại văn phòng Thừa phát lại phải có thông báo ngay bằng văn bản cho Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh nơi đăng ký hoạt động. Trong trường hợp thay đổi trụ sở hoặc tên gọi, văn phòng Thừa phát lại được cấp lại giấy đăng ký hoạt động.



Hỏi:
Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy đăng ký hoạt động hoặc cấp lại giấy đăng ký hoạt động do thay đổi trụ sở, tên gọi của văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh phải làm gì?

Trả lời:

- Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy đăng ký hoạt động hoặc cấp lại giấy đăng ký hoạt động do thay đổi trụ sở, tên gọi của văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh phải thông báo bằng văn bản cho Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan thống kê, Công an thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.



Hỏi:
Đăng báo nội dung đăng ký hoạt động của văn phòng Thừa phát lại được quy định như thế nào?

Trả lời:

- Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động, văn phòng Thừa phát lại phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung sau đây:

+ Tên gọi, địa chỉ trụ sở của văn phòng Thừa phát lại;

Họ, tên, số quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại hành nghề trong văn phòng Thừa phát lại;

+ Số, ngày, tháng, năm cấp giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động và ngày bắt đầu hoạt động.

- Trong trường hợp được cấp lại giấy đăng ký hoạt động do thay đổi trụ sở, tên gọi, văn phòng Thừa phát lại phải đăng báo những nội dung giấy đăng ký hoạt động được cấp lại theo quy định tại khoản 1 Điều 19 nghị định 61/2009/NĐCP.

Hỏi:
Tùy tính chất và mức độ vi phạm, văn phòng Thừa phát lại có thể bị xử lý bằng những hình thức nào?

Trả lời:

 Tùy tính chất và mức độ vi phạm, văn phòng Thừa phát lại có thể bị xử lý bằng một trong các hình thức sau:

- Tạm đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng đến 12 tháng;

-  Đình chỉ hoạt động và thu hồi quyết định cho phép thành lập văn phòng Thừa phát lại.

Hỏi:
Thẩm quyền xử lý vi phạm thừa phát lại được quy định như thế nào?

Trả lời:

- Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh có thẩm quyền xử lý vi phạm với hình thức quy định tại điểm a, khoản 1 của Điều 20 nghị định 61/2009/NĐ-CP.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có quyền xử lý vi phạm với hình thức quy định tại điểm b, khoản 1 của Điều Điều 20 nghị định 61/2009/NĐ-CP.

Hỏi:
Hình thức văn phòng Thừa phát lại được quy định như thế nào?

Trả lời:

- Văn phòng Thừa phát lại do một Thừa phát lại thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do từ hai Thừa phát lại trở lên thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.

Hỏi:
Chế độ tài chính của văn phòng Thừa phát lại được quy định như thế nào?

Trả lời:

- Chế độ tài chính của văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo chế độ tài chính của loại hình doanh nghiệp tương ứng theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Hỏi:
Nguyên tắc sử dụng Thẻ Thừa phát lại được quy định như thế nào?

Trả lời:

Thừa phát lại sử dụng Thẻ trong khi thực hiện công việc. Nghiêm cấm việc sử dụng Thẻ để thực hiện các mục đích trái quy định.

Cá nhân, tổ chức phát hiện Thừa phát lại có hành vi sử dụng Thẻ Thừa phát lại sai mục đích thì báo ngay cho Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý.

Hỏi:
Cấp phát, thu hồi Thẻ Thừa phát lại được quy định như thế nào?

Trả lời:

Việc cấp Thẻ Thừa phát lại:

- Sau khi được cấp giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng Thừa phát lại có văn bản và hồ sơ kèm theo gửi Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh đề nghị cấp Thẻ cho mình và các Thừa phát lại làm việc tại văn phòng (nếu có). Hồ sơ đề nghị cấp Thẻ gồm có: Đơn đề nghị cấp Thẻ, lý lịch cá nhân, bản chụp quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại, Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng Thừa phát lại và 05 ảnh màu cỡ 3x4. Trong thời hạn 05 ngày, Sở Tư pháp có trách nhiệm xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Thẻ cho những người có đủ điều kiện.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và đề nghị của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định việc cấp Thẻ Thừa phát lại.

Trường hợp vì lý do khách quan mà Thẻ Thừa phát lại bị hư hỏng hoặc bị mất thì văn phòng Thừa phát lại đề nghị Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh làm thủ tục trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp đổi hoặc cấp lại.

Thu hồi Thẻ Thừa phát lại

- Người bị miễn nhiệm Thừa phát lại thì bị thu hồi Thẻ Thừa phát lại.
 

Hỏi:
Trong hoạt động thừa phát lại sở Tư pháp có nhiệm vụ gì?

Trả lời:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền về Thừa phát lại để người dân hiểu về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về Thừa phát lại, biết được chức năng, nhiệm vụ của Thừa phát lại và thấy được vai trò, sự cần thiết của tổ chức này trong thực tiễn đời sống pháp lý hiện nay.

 - Chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về Thừa phát lại theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP.

- Phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân thành phố trong việc kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại.

Hỏi:
Trong hoạt động thừa phát lại công an thành phố phải làm gì?

Trả lời:

-  Phối hợp với Sở Tư pháp tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong lực lượng Công an thành phố.

 - Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về đăng ký xe phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại tương tự như cung cấp thông tin cho Chấp hành viên và phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 178 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.

- Chỉ đạo Công an phường - xã - thị trấn phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại trong việc tống đạt văn bản của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự, xác minh điều kiện thi hành án theo quy định pháp luật về tố tụng, Điều 44 Luật Thi hành án dân sự và quy định pháp luật có liên quan.

- Chỉ đạo Công an quận - huyện và Công an phường - xã - thị trấn phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại tổ chức bảo vệ cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Khoản 4 Điều 72 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan trong trường hợp cưỡng chế thi hành án cần huy động lực lượng bảo vệ theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP.

- Chỉ đạo các trại giam, trại tạm giam phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 180 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.

Hỏi:
Ủy ban nhân dân các quận - huyện phải làm gì trong hoạt động thừa phát lại?

Trả lời:

- Thực hiện việc tuyên truyền về Thừa phát lại trên Trang thông tin điện tử của quận - huyện. Phối hợp với Sở Tư pháp và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức và đoàn thể ở địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về Thừa phát lại.

          - Chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại:

          + Thực hiện việc tống đạt văn bản của Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
         
        - Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng và các cơ quan chuyên môn cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (bao gồm cả thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất) phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại tương tự như cung cấp thông tin cho Chấp hành viên và phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự quy định tại Điều 178 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan

Hỏi:
Tòa án nhân dân thành phố có nhiệm gì trong hoạt động thừa phát lại?

Trả lời:

- Chỉ đạo Tòa án nhân dân các quận - huyện chuyển giao văn bản tống đạt cho Thừa phát lại thực hiện.
- Phối hợp với Sở Tư pháp tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong hệ thống Tòa án nhân dân.
- Thông tin cho Sở Tư pháp về số lượng và chất lượng của vi bằng được sử dụng làm chứng cứ trong xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố và Tòa án nhân dân quận - huyện.

Hỏi:
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố có nhiệm vụ gì trong hoạt động thừa phát lại?

Trả lời:

- Thông tin cho Sở Tư pháp việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tống đạt các văn bản của Tòa án, các văn bản về thi hành án và trong hoạt động thi hành án của Thừa phát lại.
- Phối hợp với Sở Tư pháp tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân.

 

Tin liên quan

BẤT ĐỘNG SẢN ĐÀ NẴNG
Hỗ trợ trực tuyến 24/7
Điện thoại: 0983 500 499 - 0905 928 924
Email : thienbds@yahoo.com
Tầng 11, tòa nhà ACB, 218 Bạch Đằng, Đà Nẵng
KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI ĐẶC BIỆT VEN SÔNG HÀN

KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI ĐẶC BIỆT VEN SÔNG HÀN

Tọa lạc tại phường Hòa Quý - quận Ngũ Hành Sơn - Thành phố Đà Nẵng.

Căn hộ Sun Home Đà Nẵng

Căn hộ Sun Home Đà Nẵng

Phường Nại Hiên Đông

Làng Châu Âu - Euro Village

Làng Châu Âu - Euro Village

Phường An Hải Tây

KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI ĐẶC BIỆT VEN SÔNG HÀN
KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI ĐẶC BIỆT VEN SÔNG HÀN

Tọa lạc tại phường Hòa Quý - quận Ngũ Hành Sơn - Thành phố Đà Nẵng.

Căn hộ Sun Home Đà Nẵng
Căn hộ Sun Home Đà Nẵng

Phường Nại Hiên Đông

Làng Châu Âu - Euro Village
Làng Châu Âu - Euro Village

Phường An Hải Tây

Tin dã luu